Ma trận BCG, hay còn gọi là ma trận Boston, là một công cụ phân tích quan trọng giúp một doanh nghiệp đánh giá thị phần của các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Từ kết quả phân tích của ma trận BCG, nhà quản trị có thể xác định các chiến lược phát triển và đầu tư phù hợp nhất.
Ma trận BCG (cách gọi khác là ma trận Boston), là một công cụ phân tích chiến lược kinh doanh được phát triển bởi Boston Consulting Group. Ma trận BCG được dùng để đánh giá tỷ lệ tăng trưởng và thị phần của các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm. Dựa trên đánh giá này, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định giữ lại, bán đi, đầu tư nhiều hơn hay loại bỏ sản phẩm.
Ma trận BCG phân loại sản phẩm thành bốn hiện trạng SBU: Star (Ngôi Sao) – Cash Cow (Con Bò Sữa) – Question Mark (Dấu Chấm Hỏi) – Dog (Con Chó).
SBU (Strategic Business Unit) được hiểu là Đơn vị kinh doanh chiến lược. SBU sở hữu tất cả các chức năng của một doanh nghiệp, bao gồm tầm nhìn và định hướng phát triển riêng. Về cơ bản, một SBU được xem là một bộ phận kinh doanh độc lập trong doanh nghiệp, một dòng sản phẩm hay một sản phẩm/thương hiệu đơn lẻ.
Ví dụ: Trong trường hợp của công ty công nghệ Google, Google Cloud Platform (GCP) được coi là một SBU – hoạt động với mục tiêu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và các giải pháp hạ tầng cho khách hàng doanh nghiệp.
GCP tập hợp các phòng ban quản lý riêng biệt, bao gồm phòng tiếp thị, phòng phát triển sản phẩm, phòng kỹ thuật và phòng tài chính. Hiệu quả hoạt động của GCP được đánh giá dựa trên các chỉ số KPIs cụ thể như doanh số bán hàng, lợi nhuận, và thị phần.
Ma trân BCG là gì?
Việc áp dụng ma trận BCG mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, bao gồm:
Tuy nhiên, nhà quản trị cần lưu rằng việc phân tích ma trận BCG chỉ có ý nghĩa đối với các vấn đề hiện tại. BCG Matrix không thể giúp doanh nghiệp dự báo tương lai và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, nhà quản trị cần kết hợp BCG Matrix với các công cụ khác để phân tích chiến lược kinh doanh một cách toàn diện.
Cấu trúc ma trận BCG
SBU Con Chó đại diện cho những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang các đặc điểm:
Đối với các sản phẩm, dịch vụ được phân loại vào nhóm SBU Con Chó, nhà quản trị có thể cân nhắc chấm dứt đầu tư để tập trung nguồn lực vào những sản phẩm tiềm năng hơn.
Con Bò Sữa đại diện cho các SBU đang trong trạng thái:
Con Bò Sữa thường là các sản phẩm chủ chốt hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính để “nuôi dưỡng” các hoạt động khác. Bởi vậy, nhà trị cần áp dụng các chiến lược ổn định để duy trì thị phần và tối ưu hóa lợi nhuận của SBU Con Bò Sữa.
Trong trường hợp các sản phẩm, dịch vụ Con Bò Sữa có chiều hướng tăng trưởng chậm, nhà quản trị cần xem xét các kế hoạch thu hẹp hoặc rút lui khỏi thị trường để đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp.
Ngôi Sao đại diện cho các sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh:
Đối với các SBU Ngôi Sao, doanh nghiệp cần mạnh tay đầu tư hơn để duy trì vị thế dẫn đầu ngành. Đồng thời, nếu được định hướng phát triển đúng đắn, các SBU Ngôi Sao có thể trở thành Bò Sữa khi ngành hàng bước vào giai đoạn trưởng thành.
Đặc điểm của các SBU được phân loại vào Dấu Chấm Hỏi bao gồm:
Không có chiến lược phát triển cụ thể cho các sản phẩm, dịch vụ thuộc phân khúc Dấu Chấm Hỏi. Thay vào đó, tùy thuộc vào tiềm năng sinh lời của sản phẩm hoặc thị trường, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược mở rộng, thu hẹp hoặc rút lui một cách hợp lý nhất.
Ngoài ra, đối với các SBU đã chiếm một thị phần nhỏ trong một ngành tăng trưởng nhanh, nếu không được đầu tư, Dấu Chấm Hỏi có nguy cơ bị “biến thành” Con Chó. Ngược lại, nếu có một chiến lược phát triển thông minh, Dấu Chấm Hỏi cũng có thể trở thành Ngôi Sao.
Dữ liệu từ việc phân tích ma trận BCG cung cấp nền tảng quan trọng giúp các SBU xác định chiến lược phát triển phù hợp với nguồn lực hiện có. Tương ứng với 4 phân khúc của ma trận BCG là 4 chiến lược kinh doanh khác nhau, bao gồm: chiến lược xây dựng (build), chiến lược duy trì (hold), chiến lược thu hoạch (harvest) và chiến lược thoái vốn (divest).
Chiến lược xây dựng (build) – Đẩy mạnh đầu tư để gia tăng thị phần
Chiến lược xây dựng được áp dụng cho các SBU Dấu Chấm Hỏi với thị phần còn thấp. Định hướng của chiến lược này là tập trung tất cả các nguồn lực vào việc cải thiện sản phẩm và tăng mức độ nhận diện để chiếm thêm thị phần. Tuy nhiên, khi triển khai chiến lược này, doanh nghiệp không thể mong đợi thu được lợi nhuận ngay lập tức, bởi vì đòi hỏi sự đầu tư liên tục và nguồn vốn lớn.
Chiến lược duy trì (hold) – Tái đầu tư lợi nhuận để gia tăng thị phần
Chiến lược duy trì phù hợp cho các SBU Ngôi Sao. Chiến lược này đề cập đến việc tái đầu tư lợi nhuận để củng cố năng lực cạnh tranh, cũng như tận dụng sự hứng thú của người tiêu dùng đối với sản phẩm để mở rộng thị phần.
Chiến lược thu hoạch (harvest) – Cắt giảm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận
Trong ma trận Boston, chiến lược thu hoạch được áp dụng cho các SBU Con Bò Sữa do đây là thời điểm tỷ lệ tăng trưởng có dấu hiệu bão hòa. Chiến lược này nhấn mạnh vào mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận ngắn hạn thông qua việc cắt giảm chi phí, thay vì tái đầu tư vào các sản phẩm Dấu Chấm Hỏi hoặc Ngôi Sao.
Chiến lược thoái vốn (divest) – Từ bỏ thị trường
Chiến lược thoái vốn khuyến khích doanh nghiệp thu hồi vốn từ các SBU Con Chó. Thanh lý hàng hoặc giảm giá là những hoạt động cơ bản giúp doanh nghiệp chuyển dòng tiền từ sản phẩm không còn triển vọng sang những sản phẩm tiềm năng hơn, và khởi động chu kỳ kinh doanh mới.
Không chỉ được áp dụng trong việc lập kế hoạch chiến lược sản phẩm, ma trận BCG cũng có thể sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất chiến lược Marketing.
Trong trường hợp này, trục đứng của ma trận đại diện cho số vốn đầu tư hoặc lợi nhuận từ việc đầu tư (ROI) của mỗi kênh marketing; trục ngang đại diện cho hiệu suất tiềm năng hoặc doanh số bán hàng của từng kênh marketing.
Tương tự như ma trận BCG cho chiến lược sản phẩm, cấu trúc của ma trận BCG cho chiến lược marketing bao gồm:
Coca-cola là một trong những thương hiệu nước giải khát có ga nổi tiếng trên toàn cầu. Các sản phẩm mang thương hiệu Coca-cola hiện đã có mặt tại hơn 200 quốc gia.
Trong ví dụ về ma trận BCG của Coca-Cola, các SBU lần lượt là:
Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa và thực phẩm từ sữa tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đã tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm đa dạng như sữa nước, sữa chua, sữa đặc, bột ăn dặm, và nhiều sản phẩm khác.
Ma trận BCG của Vinamilk được phân chia thành 4 SBU như sau:
Vingroup là một tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như bất động sản, ô tô, công nghệ, thương mại điện tử, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác.
Ma trận BCG của Vingroup có thể được phân tích như sau:
Ma trận BCG sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ma trận BCG vẫn có một số hạn chế:
Để vẽ ma trận BCG một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận BCG để phân tích hiện trạng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ hoặc SBU. Việc lựa chọn đối tượng kinh doanh sẽ tác động đến toàn bộ kết quả phân tích. Do đó, doanh nghiệp cần xác định được vấn đề mà mình muốn phân tích là gì.
Xác định thị trường đề cập đến việc doanh nghiệp nhận định dòng sản phẩm của mình thuộc phân khúc thị trường nào. Ví dụ, nếu đặt Mercedes-Benz trong thị trường xe hơi du lịch thì nó được xem là SBU Con Chó (do thị phần chỉ đạt 20%). Tuy nhiên, nếu đặt nó trong thị trường ô tô cao cấp, đây đích thị là một SBU Bò Sữa.
Việc xác định thị trường một cách đúng đắn là điều kiện tiên quyết giúp nhà quản trị xác định đúng vị thế của doanh nghiệp trong ngành hàng.
Thị phần được hiểu là phần trăm thị trường mà một doanh nghiệp chiếm được, được đo bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh số. Mô hình BCG sử dụng thị phần tương đối để so sánh doanh số của doanh nghiệp với các đối thủ hàng đầu trong cùng ngành.
Thị phần tương đối được biểu diễn trên trục X và được tính bằng công thức:
Thị phần tương đối = Doanh số sản phẩm của doanh nghiệp trong năm/ Doanh số sản phẩm của đối thủ đầu ngành trong cùng năm
Ví dụ, trong ngành sản xuất sữa bột, nếu thị phần của đối thủ là 20%, thị phần của doanh nghiệp là 5% trong cùng năm, kết quả tính thị phần tương đối sẽ là 0,25.
Tốc độ tăng trưởng của một ngành được xác định bằng cách tính tỷ lệ tăng trưởng trung bình của doanh thu của các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành đó.
Công thức để tính tốc độ tăng trưởng thị trường là:
Tốc độ tăng trưởng thị trường = (Doanh thu sản phẩm trong năm nay – Doanh số sản phẩm trong năm trước) / Doanh số sản phẩm trong năm trước
Những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao thường đi kèm với sự gia tăng của tổng thị phần và tiềm năng sinh lời lớn.
Sau khi tính được chỉ số trên, người phân tích cần vẽ các thương hiệu trong thị trường vào ma trận như sau:
Để có thể tính ma trận BCG một cách hiệu quả và chính xác, người phân tích cần lưu ý các điểm sau:
Bình luận
4,800,000 đ
3135 Lượt mua